Trước đây, vào năm 2021 trong thời kỳ bùng nổ đại dịch, tổng tài sản của các quỹ bền vững của Mỹ đã đạt mức đỉnh 358 tỷ USD, tăng từ 95 tỷ USD vào năm 2017.
Tuy nhiên, kể từ đó, sự quan tâm của các nhà đầu tư đã lao dốc do chi phí lãi suất vay cao hơn, ảnh hưởng đến các cổ phiếu công nghệ sạch, lĩnh vực mạo hiểm đòi hỏi cần được đầu tư nhiều vốn.
Biểu đồ này cho thấy sự sụt giảm trong dòng vốn vào quỹ bền vững (ESG ETFs) - thường được coi là một chỉ báo về tâm lý của nhà đầu tư - dựa trên dữ liệu từ Morningstar.
|
Đầu tư và phát triển các quỹ ESG tại Mỹ đang thoái trào do vấn đề lãi suất và kiểm soát Greenwashing. Nguồn visualcapitalist |
Nhu cầu đầu tư vào ESG giảm dần
Năm 2023 chứng kiến sự giảm sút đáng kể của nhà đầu tư đối với các quỹ đầu tư bền vững, với dòng vốn vào quỹ ghi nhận năm tệ hại nhất từ trước đến nay.
Tổng thể, dòng vốn vào quỹ giảm 13 tỷ USD do hiệu suất của quỹ tụt hậu so với các quỹ đầu tư truyền thống. Bên cạnh đó, những lo ngại về sự thiếu minh bạch trong đánh giá các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) cũng được đưa ra bàn luận.
Trong bối cảnh làn sóng phản đối đầu tư ESG ngày càng mạnh mẽ ở chính trường Mỹ, ít nhất 165 dự luật chống ESG đã được đưa ra trong năm 2023. Các chính trị gia cho rằng tiêu chí ESG ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận tài chính, nhưng bằng chứng cho điều này hiện vẫn còn mâu thuẫn.
Mặc dù các quỹ bền vững hoạt động kém hiệu quả hơn các quỹ truyền thống trong năm 2023, trong một nghiên khác cho thấy các danh mục đầu tư ESG đã mang lại lợi nhuận vượt trội lên tới 6% mỗi năm so với các chỉ số tham chiếu thị trường trong giai đoạn từ 2014 đến 2020.
Nhà đầu tư không còn mặn mà với ESG?
Một khía cạnh quan trọng của các quỹ ESG là liệu chúng có nắm giữ các khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN SDGs) hay không.
Trên toàn cầu, có 542 quỹ với tổng tài sản 125 tỷ USD được liên kết với ít nhất một trong những mục tiêu này. Hình ảnh minh họa trên cho thấy 3 mục tiêu Phát triển Bền vững hàng đầu, theo tài sản được quản lý (AUM) của các quỹ giao dịch theo chỉ số (ETF).
Như chúng ta có thể thấy, về quỹ giảm phát thải (Climate action) đang được chú trọng đầu tư hàng đầu trong các quỹ ETF này, cam kết giảm phát thải và thúc đẩy tính bền vững.
Ví dụ, Home Depot đã giảm sử dụng điện hơn 50% kể từ năm 2010 tại các cửa hàng ở Mỹ, và đặt mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo cho toàn bộ nhu cầu điện năng của họ vào năm 2030. Ngoài ra, Microsoft cũng cam kết với mục tiêu này thông qua một số sáng kiến, bao gồm cả việc cung cấp nước sạch cho hơn một triệu người dân trên khắp Indonesia, Brazil, Ấn Độ và Mexico trong năm 2023.
Mặc dù sự quan tâm của nhà đầu tư đang chậm lại, khảo sát năm ngoái có 35% cố vấn tài chính cho biết họ đặt niềm tin, sử dụng các quỹ ESG, theo khảo sát của Tạp chí Journal of Financial Planning. Khi ngành công nghiệp này trưởng thành, vẫn cần theo dõi xem liệu đầu tư ESG có phục hồi lại hay không, đặc biệt là nếu lãi suất giảm trong những năm tới.
Các doanh nghiệp, tổ chức theo đuổi ESG sẽ giúp cho toàn nhân loại phát triển một cách bền vững, có lợi cho tổ chức, xã hội và con người, đây là một hành trình rất thách thức, nhưng mang ý nghĩa và tiềm năng vô cùng lớn.
Đọc thêm bài viết: Tại sao nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay lại quan tâm đến chỉ số ESG?
"Con đường ESG" thành công trước tiên phải số hóa doanh nghiệp
Số hóa doanh nghiệp là một trong những bước đầu tiên để xây dựng chiến lược ESG thành công cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số và số hóa quy trình cho doanh nghiệp giúp tăng năng suất, quản lý thời gian, tối ưu quy trình quản lý dự án và có các quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu.
Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai chiến lược ESG trong doanh nghiệp không phải việc đơn giản, bởi nó bao phủ hoạt động của hầu hết mọi bộ phận. Một trong những thách thức lớn đầu tiên là nhận thức về ESG chưa cao, kinh nghiệm ESG trong doanh nghiệp và cộng đồng còn hạn chế. Đa số doanh nghiệp vẫn tập trung chủ yếu vào khía cạnh kinh doanh, trong khi bỏ qua các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội. Do đó, việc chuyển đổi số và số hóa quy trình cho doanh nghiệp là bước đầu tiên để xây dựng chiến lược ESG thành công cho doanh nghiệp, việc chuyển đổi số cũng đòi hỏi sự đầu tư và sự chuẩn bị kỹ lưỡng và công ty Vũ Thảo tự tin sẽ giúp chủ doanh nghiệp đạt mục tiêu ESG thành công nhờ vào chuyển đổi số.
|
Nền tảng và hệ sinh thái công nghệ ứng dụng AI vào quản trị doanh nghiệp tổ chức của Vũ Thảo Technology |
Vũ Thảo Technology là đơn vị có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp chuyển đổi số tốt nhất tại Việt Nam, đang phục vụ top 200 khách hàng có quy mô lớn như: tập đoàn Hoà Phát, hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines, Petrolimex, tập đoàn EVN…
Vũ Thảo Technology còn có một hệ sinh thái đa dạng về các nền tảng quản trị doanh nghiệp, phù hợp mọi hoạt động, nghành nghề kinh doanh như:
- VT D-Office: Văn phòng điện tử không giấy
- VT DPM - Digital Process Management: Số hóa mọi hoạt động, quy trình của tổ chức
- VT DCM – Digital Content Management: Số hóa tài liệu tri thức, quản lý thư viện tổ chức
- VT Enterprise Portal: Cổng thông tin trao đổi giữa tập đoàn và các công ty thành viên, quản trị tổ chức toàn diện
- VT Dsign: Trình ký hồ sơ, gửi tài liệu hợp đồng online, có giá trị pháp lý
Chuyển đổi số là mục tiêu tối ưu quản trị, gia tăng doanh thu, đây là hành trình không có điểm kết thúc, Vũ Thảo sẽ là đối tác tin cậy để đồng hành cùng tổ chức, trong sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững nhờ vào công nghệ, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
- Số điện thoại: 0901.170.659